Địa chỉXưởng : 497/6 Bình Thành, P. BHH B, Q. Bình Tân, TP. HCM.

Văn Phòng : 316 Đường số 2, khu dân cư Vạn Phúc, Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức.

Giờ làm việc Từ thứ 2 đến thú 7: 7:30h sáng - 7h chiều
Cuối tuần : 8h sáng  - 111:30h sáng

 

Gỗ HDF là gì? HDF trong sản xuất nội thất

hdf tho trong san xuat noi that
Ván HDF thô – nội thất nhà phố đẹp

Gỗ HDF là gỗ công nghiệp, một loại vật liệu đang rất được ưa chuộng vì những đặc tính hữu ích, tốt hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác. Nó còn được sử dụng làm ván sàn HDF. Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard. Một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại.

Sự hình thành và phát triển gỗ HDF

  1. Vào năm 1898, một loại ván tương tự như gỗ HDF lần đầu tiên được sản xuất tại Anh bằng cách ép nóng giấy phế liệu.
  2. Vào những năm 1990, một loại ván sợi mật độ thấp dùng trong ngành xây dựng có cấu tạo tương tự như ván dựng được sản xuất tại Canada.
  3. Vào đầu những năm 1920, khi công nghệ ép bột gỗ ướt dưới nhiệt độ và áp suất cao được cải tiến thì đã cho ra đời những sản phẩm ván sợi mật độ cao hơn.
tấm phôi hdf
HDF dùng trong sản xuất nội thất – nội thất nhà phố đẹp

Cấu tạo ván HDF

Tương tự như ván MDF, ván HDF có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ hay bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác  Parafin, chất làm cứng…

Tính chất lý hóa

  1. Gỗ công nghiệp HDF tiêu chuẩn có màu đặc trưng của gỗ vàng, nâu.
  2. Ván HDF có tỷ trọng trung bình từ 800 – 1040 kg/m3.
  3. Do có mật độ cao nên ván HDF có trọng lượng khá lớn.

Công dụng gỗ ván HDF

Ván HDF được sản xuất bằng cách ép các sợi gỗ nhỏ dưới áp suất và nhiệt độ rất cao, cùng với sự tham gia của các chất kết dính và các thành phần khác.
Tương tự như ván MDF, ván HDF cũng được sản xuất bằng cả công nghệ khô và công nghệ ướt.

Ưu điểm

– Chống ẩm, chống trầy xước tốt dẫn đến việc khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên

– Có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các không gian phòng học, văn phòng, khách sạn, nhà ở.

– Độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn

– HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao

– Bề mặt rất mịn, nhẵn bóng và đồng nhất nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer,…

– Thân thiện với sức khỏe và môi trường (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)

– Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, nội thất văn phòng, vách ngăn phòng và cửa ra vào.

Nhược điểm

– Ván HDF có giá cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp

– Rất khó để có thể phân biệt MDF tiêu chuẩn bằng mắt thường

– Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp các các nẹp chỉ để làm điểm nhấn, không làm được dạng panel.

Ứng dụng gỗ ván HDF trong nội thất

  1. Gỗ HDF được sử dụng cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào,…
  2. Với công nghệ chống ẩm và khả năng chống mối mọt tốt. HDF còn được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu sản xuất gỗ lát sàn nhà – ván lát sàn gỗ công nghiệp.
  3. Bên cạnh đó, gỗ HDF còn được sử dụng để làm cửa đi. Một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã lựa chọn gỗ HDF để làm cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Hiện nay, xu hướng này cũng phát triển ở Việt Nam.
hdf sản xuất tủ bếp
Ván HDF phủ melamine sản xuất nội thất nhà bếp – nội thất nhà phố đẹp

Ứng dụng gỗ ván HDF làm sàn

Trên thị trường hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng làm ván sàn rất thịnh hành, đặc biệt là gỗ MDF. Nhưng gỗ MDF là gỗ ván sợi mật độ trung bình, còn gỗ HDF lại có mật độ cao, bởi HDF được làm từ 80% đến 85% gỗ tự nhiên. Điều này tạo nên sự chênh lệch về thành phần cấu tạo của hai loại gỗ này. Từ đó, khó tránh khỏi gỗ MDF có những yếu điểm như dễ bị bong và không cứng chắc bằng HDF.

Đổi lại, các nhà sản xuất ván sàn trong nước sử dụng ván MDF chống ẩm làm nguyên liệu chính. Tuy vậy, hàm lượng keo nhào trộn nguyên liệu bột gỗ trong MDF chống ẩm chứa thành phần hóa học Formaldehyde nếu tiếp xúc ở hàm lượng lớn cũng không tốt cho sức khỏe. Ván sàn HDF với mật độ sợi gỗ được ép ở mức độ cao cho nhiều ưu điểm hơn khi sử dụng.

hdf sản xuất van san
ván hdf cho nội thất ván sàn – nội thất nhà phố đẹp

Ván sàn HDF . Đây là loại ván sàn được sản xuất với dây chuyền công nghệ tiên tiến đảm bảo tính bền và cứng của sản phẩm. Thay vì sử dụng ván sàn sản xuất từ gỗ MDF, hiện nay quý khách hàng đã có thêm một lựa chọn mới đó là ván sàn HDF với những ưu điểm vượt trội về chất lượng và mẫu mã.

Phân loại gỗ ván HDF

HDF hiện nay được phân chia thành 2 loại phổ biến nhất là HDF ván thường và HDF ván chống ẩm. Mỗi loại có những đặc điểm riêng, đa dạng mục đích sử dụng.

Ván HDF thường – nội thất bền đẹp tại xưởng

Ván HDF chống ẩm có màu xanh chất chỉ thị để phân biệt so với HDF thường. HDF chống ẩm có khả năng chịu nước tốt hơn, không cần dán nẹp cạnh mà vẫn đảm bảo bảo được độ bền và chắc chắn của mép gỗ. Vì thế, ván HDF chống ẩm thường được dùng trong những môi trường nhiều ẩm như bếp, nhà vệ sinh, vách ngăn ngoài trời…

Ván HDF chống ẩm – nội thất bền đẹp tại xưởng
Ván HDF chống ẩm đen – nội thất bền đẹp tại xưởng

Định hướng chọn gỗ ván HDF

Khi lựa chọn ván sàn HDF, Quý khách hàng nên dựa theo mục đích sử dụng của mình.

  1. Nếu sử dụng làm đồ nội thất trong gia đình, quý khách hàng có thể sử dụng HDF ván thường.
  2. Ván HDF được ưu tiên sử dụng trong các công trình yêu cầu tính cách âm cao như nhà hát, phòng họp…
  3. Đối với tủ bếp, tủ gỗ trong nhà vệ sinh, Quý khách nên sử dụng HDF ván chống ẩm để có thể giữ sản phẩm bền hơn.